Chủ Nhật, 7 tháng 10, 2018

Con Trâu kéo cày ở làng quê Việt Nam- Biểu tượng văn hóa

Trâu có tên tiếng anh là Buffalo là một loài động vật nhai lại đã có từ rất lâu. Trong hệ thống động vật, trâu được phân loại như sau: là động vật có xương sống, thuộc giống Bubalus, họ sừng rống (Bovidae), họ phụ Bovinae, bộ ngẫu đề (Artiodactyla), bộ phụ nhai lại (Ruminantia), lớp động vật có vú (Mammali).

1. Điều kiện hình thành trâu nhà & Việt Nam

Thuần phục rồi thuần dưỡng gia súc là do lao động của con người qua hàng nghìn năm. Kết quả lao động trong những điều kiện xã hội và hoàn cảnh thiên nhiên nhất định đã làm thay đổi ngoại hình và thể chất con vật, tạo ra những giống gia súc có sức sản xuất khác nhau, phục vụ lợi ích con người.

con trâu

Nói cách khác, ngoại hình, thể chất và sức sản xuất của các giống trâu hiện nay là do tác động của con người trong những điều kiện thiên nhiên nhất định tạo ra.

Ở Việt Nam, con trâu được nuôi ở khắp các vùng làng quê, ở các vĩ độ khác nhau và trên các địa mao khác nhau. Từ vùng quê, trung du đến đồng bằng ven biển, từ Mục Nam Quan đến Mũi Cà Mau.

Xét về mặt giao lưu, con trâu Việt Nam được thuần hóa từ trâu rừng, trước tiên ở các vùng núi, vùng rừng. Từ đây, một

Xét về mặt nguồn gốc và sự phân bố thì thấy từ một loại trâu rừng thuần hóa thành, vốn tính chất giao lưu mạnh mẽ, trong điều kiện phương thức chăn nuôi và hướng sử dụng thống nhất, không thể tạo những giống trâu khác nhau về ngoại hình và sức sản xuất được.

2. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành giống trâu

Khí hậu đất đai

Việt Nam thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, vì vậy trong một năm, chia làm hai mùa rõ rệt. Tuy nhiên, do trải dài từ 8°30’ đến 23°22' vĩ độ Bắc nên từng miền cũng có đặc điểm riêng. Nhiệt độ không khí bình quân trong năm ở miền Bắc khoảng 23,5°c thì miền Trung 25°c và miền Nam 27-28°C, lượng mưa trong năm trung bình ở miền Bắc 1.500mm, ở miền Trung 1.500-1.800mm và ở miền Nam 1.800- 2.000mm.

con trâu kéo cày

Lượng mưa này tập trung vào mùa nóng ở miền Bắc và mùa mưa ở miền Nam từ tháng 4 đến tháng 10. Từ tháng 11 đến tháng 3 trong năm ở miền Bắc là mùa lạnh và ở miền Nam là mùa khô, lượng mưa rất ít, thậm chí như ở miền Đông Nam Bộ trong 5-6 tháng mùa khô, chỉ có vài ba ngày mưa. Yếu tố này quyết định đến sự phát triển các loại cỏ trong năm. cỏ thường sinh trưởng mạnh từ đầu mùa mưa (tháng 4-5 dương lịch). Như vậy trong năm có 6-7 tháng thừa cỏ ăn và 5-6 tháng thiếu trầm trọng, cho nên hàng năm vào thời gian này nghé đang lớn hầu như ngừng phát triển, trâu trưởng thành thì gầy sút, ảnh hưởng rõ rệt đến mức sản xuất. về địa hình khá phức tạp, trên địa thể như sau:

  • Ở miền Bắc chia ra ba vùng rõ rệt: đồng bằng, trung du và vùng núi (có tỉnh gồm cả ba loại địa hình trên). Đất chủ yếu có hai loại chính: “đất tại chỗ ” do đá mẹ bị phong hóa tạo thành, bao gồm chủ yếu các loại đất vùng núi và trung du, “đất sa bồi” ở đồng bằng và các khe lũng, núi. Ngoài ra có đất ven biển pha chua mận.
  • Ở miền Trung cũng chia ra vùng núi đất đỏ độ phì cao, vùng trung du đất tụ bạc màu và vùng đồng bằng ven biển đất pha chua mặn.
  • Ở miền Nam chia ra hai vùng lớn. Các tỉnh miền Đông, chỗ cao là đất đỏ bazan (chiếm khoảng 30%, vùng đồi núi Tây Nguyên là 66%), còn lại đất sét pha cát (pozolic), vùng đồng bằng đất pha nhiều cát và vùng Duyên hải đất chua mặn (Đồng Nai). Các tỉnh miền Tây chủ yếu là đất sa bồi màu mỡ; đất Duyên hải chua mặn chiếm diện tích lớn, ảnh hưởng đến lương cỏ chăn thả của con trâu.

con trâu ở làng quê việt nam

Do đặc điểm nhiệt đới, cây nhiều cỏ ít; do quá trình sử dụng đất không hợp lý (phát nương rẫy ở miền núi, sản xuất độc canh ở trung du và đồng bằng,...) nên đất bị rửa trôi, đất tốt-đất đỏ, đất đen và đất phù sa-thì không giữ được; đất xấu-đất bạc màu-ngày một xấu thêm. Trong đất thiếu canxi, photpho; chính vì vậy mà đồng cỏ chủ yếu gồm các loài hoa thảo, rất ít loài họ đậu. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng: thiếu bãi chăn lớn và chất lượng cỏ xấu là lý do chính gây ra khó khăn trong việc chăn nuôi gia súc ở phần lớn các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam; gây ra khó khăn trong việc chăn nuôi gia súc lớn. Những yếu tố khí hậu và địa hình này quyết định đến thảm cỏ tốt xấu, ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng và sinh sản của con trâu nhanh hay chậm. Qua nhiều thế hệ đã quyết định đến chất lượng con trâu cao hay thấp.

Nuôi dưỡng chăm sóc

Hàng nghìn năm qua, nuôi trâu chủ yếu dựa vào tự nhiên; cho đến nay trồng cỏ để nuôi trâu chưa thành phổ biến. Có cỏ thì trâu no, cỏ tàn lụi thì trâu đói. Nơi nào có điều kiện thiên nhiên thuận lợi thì ở đấy trâu phát triển tốt hơn. Ở miền núi, trâu được thả hàng bầy trên đồng cỏ hoặc trong các khe lũng mùa hè cũng như mùa đông. Ở trung du và đồng bằng, trâu được chăn trên các bờ ruộng, gò, bãi cỏ, ngoài ra có nguồn bổ sung chính là rơm (rơm mùa và rơm chiêm xuân). Một số nơi có tập quán cắt thêm cỏ cho trâu ăn nhất là vào những ngày mùa, trâu phải cày bừa nhiều.

xem con trâu

Nuôi dưỡng trâu ở nhiều vùng còn trong tình trạng lạc hậu; trâu thả rông thành bầy, không có chuồng hoặc nhốt trong chuồng lầy lội, một năm lấy phân một lần. Không đủ đực giống, không nuôi đực giống tốt và không thay đổi đực. Phối giống tự nhiên, bố nhảy con và con nhảy mẹ là hiện tuợng phổ biến. Chế độ cho ăn và chăm sóc không có gì khác giữa các loài trâu, trâu chửa, nghé con, trâu cái, trâu đực đều chung một chế độ.

Ở nhiều nơi, nhân dân ta từ lâu cũng đã chú ý đến việc nuôi dưỡng con trâu, nhất là ở đồng bằng, nơi mà trâu thiếu và phải làm việc nhiều, con trâu cũng được chăm sóc hơn như làm chuồng che muỗi, cắt cỏ cho ăn thêm, cho ăn cháo khi đẻ, cho ăn muối, cám khi làm việc mệt nhọc,... Tuy vậy, cũng chỉ là những hiện tượng lẻ tẻ trong một số gia đình, một làng, một xã.

3.  Ngoại hình và thể chất của Trâu

Ngoại hình

Như đã phân tích ở trên, trâu Việt Nam cổ một nguồn gốc chung, một hướng sử dụng thống nhất. Trâu nguyên sản được thuần hóa từ miền núi rồi di chuyển về trung du và đồng bằng. Nhưng do ảnh hưởng của điều kiện thiên nhiên và tập quán nuôi dưỡng khác nhau, đã tạo nên những biến đổi, sai khác nhất định. Những biến đổi này trước tiên thể hiện trên ngoại hình, thể chất và ở mức độ nhất định, trên sức sản xuất của con trâu.

con trâu tiếng anh

Tìm hiểu đặc điểm này không những cần thiết cho công tác giống mà còn có ý nghĩa thực tiễn cho những người chăn nuôi trâu. Qua tìm hiểu, sẽ phát hiện được những vùng trâu tốt (những biến đổi có lợi trong việc nâng cao dần phẩm chất đàn trâu). Từ đó, có thể tạo điều kiện phát huy những đặc tính tốt và hạn chế những đặc tính xấu của giống trâu ta, để một mặt có lợi cho kinh tế, mặt khác, nâng dần phẩm chất giống của đàn.

Nếu kích thước và các chỉ số đo là đặc trưng của giống, thì đặc điểm từng phần ngoại hình càng rõ thêm những nét đặc trưng này.

  1. Đầu

Đầu vừa phải, rộng trán gần bằng dài trán nên nhìn ta thấy trán gần vuông. Rộng trán lớn hơn dài đầu nên trâu ta có đầu hơi thô.

Trâu khác bò là đỉnh trán không có mỏm, chỗ tiếp giáp xương trán và xương đỉnh hơi tròn, không có cạnh sắc. Trán ít dô, mắt hơi lồi, phần trán giữa hai mắt hơi lõm xuồng. Loại trán dô chiếm 21-39% ở trâu cái, 40-68% ở trâu đực và 46-70% ở trâu thiến. Loại trán dô ít, gần như phẳng ở trâu cái chiếm 45-70%, trán lõm rất ít, chỉ chiếm 3-9%. Trâu có gân mặt nổi rõ hơn bò. Tỷ lệ này chiếm 88% ở trâu Nghệ An và 93% ở trâu Tuyên Quang.

  1. Mũi

Dài, rộng, thẳng, màu đen hơi nhạt, lúc nào cũng ướt. Mũi gồ chỉ chiếm 3-8%. Loại mũi gãy càng ít hơn 1,5-2%.

  1. Mắt

Đen, sáng, gồ mắt lồi ra rõ rệt. Nhân dân ta chọn trâu thường ưa loại mắt ốc nhồi vì như thế trâu tinh nhanh hơn, phản xạ nhạy hơn tránh được lầy thụt và va vấp lúc cày kéo. Mắt trâu ban đêm nhìn tỏ hơn bò nến những đêm sáng trăng trâu có thể làm được việc.

  1. Lưỡi

Hơi tròn, đốm lưỡi không nổi rõ. Các đốm lưỡi (nơi tập trung các đầu dây thần kinh) kém phát triển, do đó trâu có vị giác kém, ít kén chọn thức ăn so với các loại gia súc khác.

con trâu con bò

  1. Tai

Dài, rộng, lông trong tai trắng hoặc hơi vàng, nhiều hơn bò. Gốc tai khít với sừng, tai đưa ra hai bên và mặt trong tai hướng ra phía trước.

  1. Sừng

Sau khi đẻ độ 10-15 ngày, sừng đã bắt đầu nhú. Nghé sinh trưởng binh thường thì 3 tháng sừng mọc dài 4-5cm, 6 tháng 10-11 cm và 1 năm tuổi sừng dài độ 18-20cm. Lúc này sừng nhấn, thẳng rồi tùy đặc điểm từng cá thể, cùng với tuổi lớn lên thì sừng phát triển và mọc theo những hướng nhất định. Hình dáng và hướng mọc của sừng mang tính chất di truyền rõ rệt, đặc điểm của sừng giống mẹ phổ biến hơn giống bố. Có trường hợp một trâu cái có sừng cốc (có nơi còn gọi là sừng chuối mắn-sừng, ngắn, thẳng, tròn) đẻ 5 nghé thì 4 nghé lớn lên sừng mọc đều có dạng sừng côc (mặc dù trâu bố có sừng choãng).

  1. Vai

Sống vai nổi rõ, trâu không có u thịt như bò. Trâu gầy thì vai lép và trâu béo thì vai đầy. Cao vai bao giờ cũng lớn hơn cao lưng nên đường sống vai nối với sống lưng có hình hơi cong.

Cao vai trâu Việt Nam bình quân 117,99 (100-135), cao hơn tất cả các loài bò Việt Nam, song thấp hơn trâu Liên Xô, Ấn Độ. Trâu Nghệ An có con cao vai lđn nhất (trâu Thanh Chương tới 122,23, trâu Lạng Sơn cao vai nhỏ nhất, cao có 115cm.

  1. Lưng hông

Do sông vai nổi rõ kéo dài gần 4/5 lưng, cho nên ta thấy chỗ cuối lưng lõm xuống hình yên ngựa và từ đó xương sống cao dần lên đến mỏm xương khum. Thắt lưng rộng phẳng-đa số trâu có lưng phẳng, một số gù (chiếm 13%), một số võng (chiếm 23%).

anh con trau

  1. Ngực

Trâu ta ngực phát triển (rộng hơn sâu), xương sườn khít, xương sườn mở ra theo vòng cung thẳng góc với xương sống. Những xương sườn cùng mở to làm cho lồng ngực phát triển-ngực trâu sâu vừa phải, có những con có ức phát triển nên nhìn từ trước, phần ngực giữa hai chân sa xuống, đồng bào Nghệ An gọi là “o sa”.

  1. Bụng

Phát triển nhiều về chiều ngang nên to tạo thành hình bình vôi. So với trâu một số nước, trâu Việt Nam có bụng to hơn. Trâu đực, trâu kéo bụng nhỏ hơn.

  1. Đuôi

Đuôi trâu thường có 30-65% dài chấm khoeo (còn gọi là chấm lè). Số con có đuôi dưới lè chi chiếm 2-11% (giống trâu Murrah của Ấn Độ thì ngược lại, đuôi dài hơn, đa số dài quá khoeo, có con đuôi dài gần sát đất). Lông đuôi ít hơn so với bò. Gốc đuôi ăn sâu vào sống lưng, số trâu có gốc đuôi to chiếm 16-33%, gốc đuôi bé chiếm 26-60%.

  1. Chân

Chân trâu to, ngắn có khoeo rộng và dày. Gân khoeo nổi rõ. Chân có lông dày dưới gối (chi trước) màu lông hơi vàng. Tư thế đứng của nhiều con không thẳng như ở ngựa mà ở 2 chân sau tạo thành hình >< (chiếm 28-97%).

con trau di cay

  1. Lông, da

Loại trâu đen (chiếm đa số, trên dưới 80%) da màu đen hoặc xám mốc. về mùa hè được nuôi dưỡng tốt, đằm tắm đầy đủ thì da đen láng. Loại trâu trắng thì da trắng hồng hoặc có lấm chấm đen.

Lông trâu có loại đen hoặc xám (trâu đen) có loại trắng (trâu trắng). Nếu là trâu đen thì khi còn là nghé màu lông nhạt hơn, hơi vàng (màu đất sét bạc). Trên mình trâu, lông ở các bộ phận có khác nhau. Khoang cổ, khóe mắt, má có lông màu trắng, lông chân bụng màu hoe vàng, lông cổ đen, túm lông đuôi đen nhất. Lông đầu, cổ, chân dày, lông vai thưa.

Lông nghé dày hơn lông trâu. Lông trâu gầy nhiều và dài hơn trâu béo. Nhìn chung lông trâu thưa, cho nên đóng dấu lên da khó và chỉ vài ba tháng thì mờ.

Nói về lông cần lưu ý đến khoáy là một đám lông mọc xếp theo chiều nhất định. Có 2 loại: khoáy dài và khoáy trôn ốc (loại này thường rộng bằng lòng bàn tay hoặc lớn hơn một chút), cũng có thể chia ra khoáy xuôi và khoáy ngược theo hướng lông mọc. Khoáy xuôi lông mọc theo hướng từ trái qua phải và khoáy ngược từ phải qua trái.

Mỗi khoáy đều có tên riêng: khoáy tam tinh (nằm giữa trán), khoáy tiền (nằm giữa bả vai), khoáy ách (nằm trên vai cày), khoáy hạ địa (nằm dưới bụng), khoáy lôi đà (giữa sống lưng), khoáy hậu (nằm trên đùi sau dưới đầu xương hông),...

con trâu vàng

Nông dân ta trước đây chọn trâu rất chú ý đến khoáy, thích loại 4 khoáy đóng chuồng (gồm 2 khoáy tiền và 2 khoáy hậu xếp cân đối 2 bên vai và 2 bến đùi thành hình chữ nhật), chê khoáy ách (trâu lười biếng), khoáy lồi đà (trời sẽ đánh), khoáy hạ địa (trâu hay đau bụng),...

Hiện nay chúng ta thấy rõ rằng sức sản xuất của con trâu do cấu tạo thể chất, ngoại hình, nuôi dưỡng và luyện tập quyết định. Một chứng minh rõ là trong thực tế có những con trâu có khoáy ách, lôi đà, hạ địa,...vẫn cày kéo tốt và ngược lại.

Tập tính và đặc điểm sinh lý

Mỗi gia súc được hình thành và phát triển trong những điều kiện ngoại cảnh nhất định. Từ khi được thuần hóa, trải qua hàng nghìn năm Với phương thức chăn nuôi dựa vào tự nhiên, đồng, bãi cỏ, giống trâu Việt Nam ngày nay đã được tạo nên. Chúng sống ở khắp nơi, từ Cao Bằng, Lạng Sơn đến Tây Nguyên, Kiên Giang, Minh Hải, từ vùng núi cao hàng nghìn mét đến đồng bằng ven biển.

Ở vùng núi trung du, ven biển có đồng cỏ, trâu được chăn thả thành bầy từ sáng đến chiều. Rải rác ở vùng núi có nơi sau vụ cày bừa, đàn trâu được thả rông ngày 2 buổi vào lúc nghỉ vụ hoặc một buổi chăn và một buổi làm việc. Lúc thời vụ căng, trâu phải làm việc 2 buổi chỉ được chăn thả ít giờ vào buổi trưa, còn được ăn rơm cỏ tại chuồng là chính.

con trâu làng quê việt nam

Trâu có tính bày đàn cao. Khi chân thả theo đàn nào thì hàng ngày cứ theo đàn đó đi ăn, không nhập vào đàn khác. Trâu cũng có thói quen và trí nhớ tốt. Nếu chăn theo đàn thì chiều về vào đứng chuồng, đúng chỗ. Trâu bị thất lạc 3-4 ngày, có nhiều con vẫn tìm đường về đúng nhà; hoặc thả rông trâu hàng tháng có những con tự tìm đường về đúng chuồng

  1. Thời gian gặm cỏ thực tế trên bãi

Cùng thời gian chăn thả trong ngày, 9 giờ đến 9 giờ 30 phút, về mùa hè, thời gian gặm cỏ chiếm 50,8% và về mùa đông 70%. Lý do chính là mùa hè, trâu ăn chóng no và cũng cần nhiều thời gian để đầm nước hơn mùa đông.

  1. Thời gian đi lại trên bãi

Với diện tích 25ha, chăn 200 đầu trâu nghé, trong thời gian trên bãi chăn trâu đi lại 22,7% về mùa đông và 20% về mùa hè. Trong điều kiện chăn thả hợp lý, có điều kiện, tỉ lệ này chỉ chiếm 8-12%.

  1. Thời gian nghỉ đứng trên bãi

về mùa hè thời gian này chiếm 11,9% so với 7% về mùa đông. Lý do là mùa đồng mát, trâu có thể gặm cỏ trên bãi suôi thời gian chăn. Mùa hè nóng, nhất là buổi trưa, trâu nghỉ đứng trong bóng râm.

  1. Thời gian nhai lại

Trên bãi chăn, về mùa hè thời gian này chiếm 9,7%, về mùa đông hầu như trâu không nhai lại. Thời gian nhai lại chính là về đêm. Tĩnh trong một ngày đêm (24 giờ), về mùa đông thời gian nhai lại chiếm 36,9% và mùa hè chiếm 33,1%, trong khi lượng cỏ ăn trong ngày về mùa đông chỉ bằng 57,6% mùa hè. Lý do chính là hàm lượng xenluloza trong có mùa hè ít hơn.

con trau o lang que viet nam

  1. Lượng cỏ gặm được trong một ngày chăn trên bãi

Lượng cỏ gặm được chủ yếu phụ thuộc vào tính chất thảm cỏ, mật độ cao, sản lượng nhiều thì ăn được nhiều và ngược lại; ngoài ra cũng phụ thuộc cá tính từng con (phàm ăn, gặm sát hay chỉ phớt ngọn cỏ,...).

Với sản lượng đồng cỏ trên, mùa hè, một trâu trong một ngày chăn thả, gặm thực tế 4 giờ 53 phút, được 61,8kg cỏ, con ăn nhiều nhất đến 70kg; mùa đông gặm thực tế là 6 giờ 31 phút chỉ được 35,6kg cỏ, con gặm ít nhất được 29,5kg.

Điều này giải thích rõ ràng hiện tượng thể trạng trâu biến đổi theo chu kỳ hàng năm và đây cũng là một khâu cơ bản cần khắc phục để có thể cải tiến giống trâu ta ngày một tốt hơn.

4. Lợi ích kinh tế và hiệu quả làm việc của những chú Trâu

Con trâu Việt Nam chuyên được dùng để cày kéo từ lâu đời nên đã có ngoại hình và thể chất thích hợp : xương cốt to, bắp thịt rắn chắc, thân thấp, ngắn mình, phần trước phát triển hơn phần sau, phổi to,... Tuy chậm hơn bò nhưng về khả năng cày kéo, trâu có nhiều ưu điểm hơn. Trâu có thể cày bừa trên các loại đất nặng, nhẹ, ruộng khô, ruộng nước, lầy thụt nhất là vùng chiêm trũng, ruộng nhiều nước phải làm đầm thì con trâu hoàn toàn chiếm ưu thế. về kéo, trâu có thể kéo xe, kéo gỗ, kéo máy ép mía, ép ,... trên các loại đường phức tạp của miền núi, trung du và đồng bằng.

con trâu nước

Lực kéo phụ thuộc nhiều yếu tố, chủ yếu là tầm vóc, thể trạng và mức độ huấn luyện, sử dụng và chăm sóc trâu. Nhìn chung trâu có tầm vóc lớn thì sức kéo lớn; nhưng công của một con trâu khi thao tác sản ra còn phụ thuộc vào tốc độ di chuyển lúc kéo cày hay bừa. Vì vậy, việc luyện tập cho con trâu là rất cần thiết. Thực tế cho thấy, có những con trâu tầm vóc loại B, loại trung bình, được huấn luyện, sử dụng tốt, làm việc không kém trâu loại A, loại khỏe, nhất là sức dai bền.

Diện tích cày được là một chỉ tiêu để đánh giá khả năng làm việc của một con trâu trong sản xuất. Từ thí nghiệm trên, tính ra diện tích cày được trong một giờ hữu ích (giờ hữu ích là giờ thực tế con trâu làm việc, thường bằng 80- 85% giờ lý thuyết: giờ có mặt của trâu trên ruộng, kể cả làm việc giải lao, thay dây, quay đầu bờ,...) của trâu cái khỏe 276-280m2, trâu cái trung bình 204-22lm2 và trâu cái yếu 150-152m. Qua khảo nghiệm trong sản xuất, cá biệt có con cái khỏe cày được 500m2 và đực thiến khỏe 522m2/l giờ.

Trong thực tế do yêu cầu về sức kéo có khác nhau, nhất là ở các tình đồng bằng, sức kéo còn thiếu, mặt khác do việc chăm sóc bồi dưỡng trâu chưa đồng đều, nên việc quy định mức cày, bừa cho trâu ồ các hợp tác xã có khác nhau. Định mức cày bừa cho trâu cần căn cứ vào loại trâu, đực-cái, khỏe-yếu, căn cứ vào tính chất đất của địa phương (nặng hay nhẹ,...), điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng và tập quán canh tác.

con trâu bò

Ví dụ vùng đồng bằng, sức kéo một trâu phải đảm nhận cao, với điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc hợp lý, trên ruộng đất thịt hoặc thịt pha cát, trong vụ cày có thể quy định như sau:

Do tình hình phân bố của đàn trâu không đồng đều ở các tỉnh, tình hình sử dụng tập trung vào lúc mùa vụ, nên hiện nay có những vùng thiếu sức kéo (đồng bằng và chiêm trũng). Thực tế bắt buộc chúng ta phải tận dụng triệt để sức kéo sẵn có, Nói cách khác, trong sân xuất (nhất là vùng đồng bằng và chiêm trũng), tất cả các loại trâu khỏe cũng như yếu đều được dùng với mức độ khác nhau. Nhưng công tác cải lương giống trâu cày đòi hỏi phải chọn lọc và bồi dưỡng để dần nâng cao khả năng cày kéo của trâu ta, vì hiện nay sức kéo của trâu ta còn yếu, trung bình 70-75kg chiếm 17-20% trọng lượng. Để giúp việc giám định, sau đây chúng tôi nêu nhận xét về tiêu chuẩn và đặc điểm một trâu cày tốt.

Khả năng cho thịt của Trâu

Nghiên cứu khả năng cho thịt, không những để biết giá trị thực phẩm mà còn thấy được hướng công tác giống.

con trau cay

Thịt trâu tơ mềm vì thớ nhỏ; còn ở trâu già, qua thời gian lao tác, cơ phải làm việc nhiều, tiết diện thớ tăng lên nên thịt dai. Thịt trâu tơ mềm và ngon hơn thịt bò tơ, phân tích thịt trâu đã kết luận: giá trị dinh dưỡng của thịt trâu cao hơn thịt bò do tỉ lệ protein, axit phosphoric, Fe nhiều hơn.

Tuy vậy, đa số nhân dân ta vẫn ưa dùng thịt bò hơn vì cho rằng thịt trâu lạnh, hôi và độc hơn. Đó là điều không có cơ sở khoa học vững chắc. Ở một số nước (Azecbaizan, Acmani,...) thịt trâu tơ được chuyên dùng bồi dưỡng cho các bệnh nhân suy dinh dưỡng, thiếu máu trong các bệnh viện,...

Khả năng cho sữa

Cho sữa là một tính năng sản xuất quan trọng của trâu, và nuôi trâu sữa có ý nghĩa lớn trong ngành kinh tế quốc dân của nhiều nước như Ấn Độ, Ai Cập, Pakixtan, Ý, Bungari, Thổ Nhĩ Kỳ, Azecbaizan,... Sữa trâu chiếm tỉ trọng khá lớn trong tổng số sữa sản xuất. Ví dụ, Ấn Độ hàng năm sản xuất hàng chục triệu tấn thì 55% là sữa trâu. Nước cộng hòa Ả Rập thống nhất sản xuất gần 1 triệu tấn sữa/năm thì 65% là sữa trâu,...

mơ thấy 2 con trâu

Trên thế giới, công tác giống về trâu ít được chú ý như bò, ngay cả ở các nước có giống trâu cho sữa cao như ở Ấn Độ, Pakixtan. Lịch sử phát triển ngành nuôi trâu ở nhiều nước cho biết, tính năng sản xuất đầu tiên được chú ý là cày kéo. Chỉ khi nào nền nông nghiệp được cơ khí hóa dần, sức kéo trâu giảm, tính năng cho sữa của trâu mới dần được khai thác, dần được chuyên môn hóa (Bungari, Azecbaizan,...). Do đó, chưa có giống trâu sữa cao sản và trâu không cho nhiều sữa như bò (giống bò cao sản cho 5-6 nghìn kilôgam sữa trong một năm, giống trâu cao sản chỉ cho 2-3 nghìn kilôgam). Tuy vậy cần chú ý một điểm là so Với giống bò địa phương chưa hay ít được cải tiến thì trâu cho lượng sữa cao hơn. Ví dụ, ở cộng hòa Ả Rập thống nhất, bình quân lượng sữa bò hàng năm từ 500-1000/con, còn bình quân lượng sữa trâu là 1000-1500/con, trâu Việt Nam bình quân cho 400-500kg một kỳ vắt, bò vàng chỉ cho trên dưới 300kg,...

Xem nguyên bài viết tại:
Con Trâu kéo cày ở làng quê Việt Nam- Biểu tượng văn hóa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét